JRA

Thông tin mới nhất về phóng xạ tại Nhật Bản

Trận động đất và sóng thần 311 tại Nhật Bản đã xảy ra tròn 1 năm, nhiều công trình dự án đang được tiến hành. Sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại đảo Fukushima, Hiệp Hội Linh Chi Nhật Bản luôn cập nhật thông tin chỉ số phóng xạ tại nhiều khu vực trong nước được công bố bởi Bộ Giáo Dục và Khoa Học Nhật Bản (MEXT).

Hiện nay, ngoài vùng lân cận nhà máy điện hạt nhân tại đảo Fukushima, hàm lượng phóng xạ trong không khí được đo đạc tại nhiều khu vực khác tại Nhật Bản có chỉ số bình thường và nằm trong phạm vi an toàn so với chỉ số phóng xạ trước sự cố nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, số liệu cho thấy có sự gia tăng nhẹ trong chỉ số phóng xạ tại huyện Miyagi và huyện Ibaraki, nhưng vẫn nằm trong phạm vi an toàn so với chỉ số phóng xạ tại các huyện khác trước khi xảy ra sự cố phóng xạ.

Trong vòng 8 tháng xảy ra sự cố phóng xạ, theo số liệu được giám sát hiển thị, không có sự gia tăng đáng kể trong chỉ số phóng xạ, lò phóng xạ bị rò rỉ không còn thải ra khí phóng xạ nghiêm trọng khác, ngoài ra chỉ số phóng xạ tại vùng lân cận khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima đều duy trì trong phạm vi bình thường, do đó Bộ Giáo Dục và Khoa Học Nhật Bản (MEXT) đã thu hẹp phạm vi giám sát cách nhà máy điện hạt nhân 80 Km. Đến tháng 2 năm 2012 lại thu hẹp phạm vi giám sát còn 30 km. Theo thông tin mới nhất từ tháng 3 năm 2012, chỉ số phóng xạ tại các khu vực ngoài phía Đông đảo Fukushima đều nằm trong phạm vi bình thường, và có chỉ số phóng xạ trung bình thấp hơn so với nhiều thành phố lớn trên thế giới.

Theo số liệu được công bố tại Bộ Giáo Dục và Khoa Học Nhật Bản (MEXT), có thể khẳng định các khu vực nằm ngoài phía Đông đảo Fukushima đều có chỉ số phóng xạ an toàn. Hiệp hội Linh Chi Nhật Bản sẽ tiếp tục cập nhật chỉ số phóng xạ nhằm cung cấp thông tin cần thiết.



Bảng báo cáo kiểm nghiệm phóng xạ lần thứ 4 tại Nhật Bản

Bảng báo cáo kiểm nghiệm phóng xạ trong không khí vùng phía Đông Fukushima

Mức phóng xạ tại các thành phố lớn trên thế giới

Thông tin tham khảo:

Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology Japan. (2012). Reading of environmental radioactivity level by prefecture: March 2012. Retrieved from
http://radioactivity.mext.go.jp/old/en/monitoring_by_prefecture/2012/03/index.html
Bộ giáo dục và khoa học Nhật Bản (2012), kết quả kiểm nghiệm phóng xạ trong môi trường (Tháng 3/2012)

Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology Japan. (2011, December 16). Result of the Fourth Airborne Monitoring Survey by MEXT. Retrieved from
http://radioactivity.mext.go.jp/old/en/1270/2011/12/1270_1216.pdf
Bộ giáo dục và khoa học Nhật Bản (Ngày 6/12/2011), kết quả kiểm nghiệm trên không lần thứ 4

Health Canada (2011). Health Canada’s Radiation Monitoring Data. Retrieved from
http://www.hc-sc.gc.ca/hc-ps/ed-ud/respond/nuclea/data-donnees-eng.php#ddrl_sept2011
Bộ y tế Canada (2011), tài liệu kiểm nghiệm phóng xạ của Bộ y tế Canada

Institut de radioprotection et de sûreté nucléaire. (n.d). Portail de la mesure de la radioactivité dans l'environnement. Retrieved September 8, 2011, from
http://sws.irsn.fr/sws/mesure/index
Bộ nghiên cứu an toàn phóng xạ tại Pháp, bộ phận giám sát phóng xạ trong môi trường, tài liệu thu thập vào ngày 8/9/2011

Ministry of Environmental Protection of the People’s Republic of China. (2011). Department of Nuclear Safety Management. Retrieved September 8, 2011, from
http://haq.mep.gov.cn/gzdt/
Cơ quan bảo vệ môi trường Trung Quốc, bộ phận quản lý an toàn hạt nhân, tài liệu thu thập vào ngày 8/9/2011

Buchanan, J. (2011, May 31). New York City Live Radioactivity monitoring online – Real Geiger Counter. Retrieved from
http://digistar.com/boston/
Tài liệu trực tiếp về phóng xạ tại New York

Hong Kong Observatory. (n.d.). Ambient Gamma Radiation level in Hong Kong (Updated hourly). Retrieved March 31, 2012, from
http://www.hko.gov.hk/radiation/ermp/rmn/applet/map/rmn_hourly_e.htm
Đài thiên văn Hong Kong, số liệu thiết thực về mức phóng xạ tại Hong Kong, thu thập vào ngày 31/3/2012

National Environment Agency. (2011, March 18). Update On Natural Background Radiation in Singapore. Retrieved from
http://app2.nea.gov.sg/news_detail_2011.aspx?news_sid=20110318190986230276
Cơ quan môi trường quốc gia (Ngày 18/3/2011), tài liệu được cập nhật theo phóng xạ môi trường thiên nhiên tại Singapore

Australian Nuclear Science and Technology Organisation. (n.d.). Measuring radiation. Retrieved from
http://www.ansto.gov.au/nuclear_information/about_nuclear_science/measuring_radiation
Tổ chức khoa học và kỹ thuật hạt nhân tại Úc, giám sát phóng xạ

Health Protection Agency. (n.d.). Dose comparisons for ionising radiation. Retrieved from
http://www.hpa.org.uk/Topics/Radiation/UnderstandingRadiation/UnderstandingRadiationTopics/DoseComparisonsForIonisingRadiation/
Cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh quốc. Bảng so sánh phóng xạ điện ly

JRA